Chỉ giới đường đỏ cần phải biết khi xây nhà

Chỉ giới đường đỏ cần phải biết khi xây nhà – Ông bà ta có câu “tất đất, tất vàng”, đặc biệt khi sinh sống tại thành phố Hà Nội thì đất đai lại càng khan hiếm và càng trở nên đắt đỏ, quý hiếm hơn. Vì lẽ đó đa số các gia chủ khi xây nhà luôn mong muốn tận dụng tối đa quỹ đất mình có mà quên đi những quy định về lộ giới dẫn đến nhiều trường hợp bị “tuýt còi” vì vi phạm lộ giới do chưa nắm rõ quy định về vấn đề này. Bài viết này Ecohome sẽ giải đáp những quy định về lộ giới (hay còn gọi là chỉ giới đường đỏ) cho các gia chủ đang có ý định xây dựng nhà phố.

Chỉ giới đường đỏ là gì?

Lộ giới (chỉ giới đường đỏ) được xác định từ tâm đường sang hai bên đến điểm cuối cùng của con đường và là đường phân chia ranh giới giữa phần đất đã có quy hoạch của nhà nước để rành riêng cho đường bộ hoặc các công trình, cơ sở kỹ thuật hạ tầng, không gian công cộng, lề đường, vỉa hè với phần đất dùng để xây dựng công trình nhà ở của người dân. Thường cơ quan có chức năng sẽ cắm các cột mốc lộ giới ở hai bên đường, các cột mốc sẽ được cắm cụ thể theo quy chuẩn của pháp luật:

  • Ở nơi tập trung dân, thị trấn, huyện, xã: cứ 100m cắm 1 cột mốc giới lộ.
  • Đường qua khu vực ruộng, đồi thấp, ngoài khu đông dân cư, tùy theo địa hình cụ thể mà cự ly các cột thay đổi từ 500 mét đến 1000 mét.
  • Ở nơi có địa hình hiểm chở chỉ cắm ở một số điểm sao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý được hành lang an toàn đường bộ.

Hệ thống cột mốc giới chỉ đó đã đồng thời tạo ra một hành lang cảnh báo người dân không được xây dựng các công trình kiên cố nằm trong phạm vị của các mốc giới chỉ. Từ đó việc mua bán hay cấp giấy quyền sở hữu đất sẽ diễn ra một cách rõ ràng không vướng mắc vào các quy định liên quan đến quy hoạch hay đền bù xảy ra tranh chấp kiện tụng không đáng có.

Mục đích của chỉ giới đường đỏ là xác định cụ thể phần diện tích được phép xây dựng công trình, nhà ở và phần diện tích dành cho đường bộ, hành lang an toàn đường bộ cũng như diện tích công cộng mà nhà nước đã quy hoạch. Được phân định rõ ràng qua hệ thống cột mốc lộ giới mà cơ quan nhà nước đã cắm cụ thể ở hai bên đường, nếu trường hợp chưa cắm mốc lộ giới thì người sử dụng đất nên đến các cơ quan có chức năng xem bản đồ đã được quy hoạch trên giấy tờ để xác định rõ hơn về phần đất được xây dựng và chỉ giới đường đỏ từ đó thực hiện sao cho đúng quy định. Phần diện tích được phép xây dựng công trình, nhà ở hay còn gọi là chỉ giới xây dựng. Công trình, nhà ở có thể xây dựng sát chỉ giới đường đỏ (vỉa hè) hoặc sẽ lùi vào 1 khoảng tùy theo quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền và tuyến đường quy định cụ thể khoảng lùi

Lưu ý về chỉ giới đường đỏ khi xây nhà:

Theo luật xây dựng, thì việc xây dựng nhà cách lộ giới bao xa cũng còn phụ thuộc cả vào chiều cao của ngôi nhà. Cụ thể:

Chỉ giới đường đỏ-Tuyến đường lộ giới dưới 19m

Nếu như tuyến đường lộ giới dưới 19m và công trình xây dựng của người dân cũng có độ cao giống như vậy hoặc dưới 19m thì không cần phải cách lộ giới, đồng nghĩa với việc bạn sẽ được xây dựng nhà sát lộ giới.

Trong trường hợp xây dựng nhà cùng với tuyến lộ giới này nhưng nhà có độ cao từ 19 – 22m thì sẽ phải cách lộ giới khoảng cách 3m

Nếu công trình xây dựng có độ cao từ 22 – 25m thì sẽ phải xây cách lộ giới 4m.

Nếu công trình có độ cao từ 28 mét trở lên thì phải lùi vào 6 mét.

Như vậy, chúng ta nhận ra được một quy luật đó chính là công trình càng cao thì càng phải lùi vào sâu hơn so với mốc lộ giới.

Chỉ giới đường đỏ-Tuyến đường lộ giới từ 19 đến 22 mét

Nếu tuyến đường lộ giới từ 19 đến 22 mét thì những công trình xây dựng cao dưới 22 mét không cần phải cách lộ giới. Nghĩa là ngôi nhà đó được phép xây dựng sát mốc lộ giới.

Nếu công trình xây dựng nào cao từ 22-25 mét sẽ cách mốc lộ giới 3 mét.

Nếu công trình xây dựng nào cao từ 28 mét thì phải cách mốc lộ giới 6 mét.

Chỉ giới đường đỏ – Tuyến đường lộ giới từ 22 mét trở lên

Những công trình xây dựng nào thấp hơn 25 mét thì không cần phải cách mốc lộ giới. Nhưng đối với những công trình xây dựng từ 28 mét trở lên buộc phải cách mốc lộ giới 6 mét.

Xem thêm :

Các quy tắc phong thủy nhà ở bạn cần phải biết

Phong thuỷ phòng bếp và những điều cần phải biết

Tham khảo thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!