Cách phân biệt giữa Ban Công và Logia

Bạn thường bắt gặp hình ảnh ban công hoặc logia ở những ngôi nhà phố, biệt thự hoặc nhà cao tầng. Tuy nhiên, nhiều người thường không phân biệt được sự khác nhau giữa hai hạng mục này và cho rằng chúng chỉ là hai cách gọi khác nhau.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin để bạn có cái nhìn chính xác hơn để phân biệt giữa ban công và logia, giúp bạn có những lựa chọn phù hợp khi chọn các thiết kế nhà cho gia đình.

Cách phân biệt giữa Ban Công và Logia:

Phân biệt giữa ban công và logia

Ban công là gì?

Ban công là một phần của sàn gác được làm nhô ra khỏi tường ngoài nhà, có thể có hoặc không có mái che, kết cấu thường kiểu console. Thường được dùng cho những mẫu nhà phố ít tầng, biệt thự hoặc nhà vườn…

Các thiết kế ban công thường thông thoáng, có 2 – 3 hướng nhìn, phía trước và hai bên cạnh của ban công không được xây tường chắn hoặc ban công góc thì có một bên đường xây kín do tựa vào tường cạnh.

Phân biệt giữa ban công và logia

Logia là gì?

Logia hay còn được gọi là lô gia, là phần phần ăn sâu vào mặt bằng nhà, một hướng tiếp xúc với thiên nhiên và được che chắn khá cẩn thận, hai hướng còn lại là xây tường cao tận đáy sàn.

Logia thường được thiết kế ở những tòa nhà cao tầng như chung cư, khách sạn và nhà nghỉ. Đặc điểm chính của nó là giữ được sự riêng tư, yên tĩnh và độc lập của không gian theo yêu cầu từ chủ nhà.

Phân biệt giữa ban công và logia

Sự khác nhau giữa ban công và logia

Bạn có thể tham khảo bảng so sánh sau để thấy được sự khác nhau cơ bản giữa ban công và logia:

Đặc điểm của ban công:

  • Ban công là hạng mục được bố trí bên ngoài ngôi nhà.
  • Bạn có thể tùy chỉnh phần tường và mái che cho khu vực này tùy theo nhu cầu, thông thường sẽ không có.
  • Ban công được thiết kế ở những mẫu nhà phố hiện đại, biệt thự hoặc nhà vườn thấp tầng.
  • Hướng nhìn của ban công thoáng đãng, rộng rãi.
  • Vì được đặt bên ngoài ngôi nhà nên ban công thường sẽ bị hắt nắng và bị mưa tạt nhiều.

Phân biệt giữa ban công và logia

Đặc điểm của logia:

  • Logia được xây bên trong ngôi nhà, có tường che chắn hai bên và có mái.
  • Các công trình lớn như nhà cao tầng, chung cư, nhà nghỉ, khách sạn sẽ được thiết kế logia.
  • Chỉ có một hướng nhìn ở phía đối diện khi bạn đứng ở logia.
  • Nhờ có mái che và tường nên logia ít bị hắt nắng và mưa tạt.

Phân biệt giữa ban công và logia

Yêu cầu cơ bản về thiết kế của ban công và logia

Dựa theo các tiểu chuẩn xây dựng, lan can hay ban công của các công trình nhà ở, cơ quan, trường học,…. từ tầng 9 trở lên đều phải đảm bảo được độ cao tối thiểu là 1,4m. Từ tầng 6 trở lên không được thiết kế ban công mà chỉ được thiết kế logia và phải cao hơn 1,2m và không được để hở chân.

Phân biệt giữa ban công và logia

Đối với ban công hoặc logia được xây bằng vật liệu kính thì yêu cầu phải được bảo vệ từ vật cố định, đảm bảo sự chắc chắn, khó trèo qua để tăng tính an toàn và ngăn ngừa chống rơi ngã.

Trường hợp các tòa nhà cao tầng trên tầng 9 thì phải đảm bảo có lan can chắn các cạnh trống của sàn, mái và nơi có người đi qua. Đối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi thì lan can phải cấu tạo không cho trẻ em dễ trèo qua và không có lỗ hổng nút đọng quá đường kính 100mm.

Phân biệt giữa ban công và logia

Đối với kết cấu sàn, ban công thường có kết cấu thường là kiểu console nghĩa là bản sản được đỡ bởi console với khoảng cách nhất định. Còn logia thì có kết cấu giống như sàn nhà.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đang có ý định xây nhà cho gia đình mình. Với đội ngũ nhân viên nhiệt huyết giàu năm kinh nghiệm, chắc chắn sẽ mang lại nhiều sự lựa chọn tốt nhất trong giải pháp xây nhà cho bạn.

Thông tin liên hệ:

  • Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Nội Thất Ecohome
  • Địa chỉ: Số 19, TT23 Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội.
  • Hotline: 0917 462 999
  • website: xaydungecohome.com

Lợp Mái Nhà Bằng Tôn Hay Ngói Để Ngôi Nhà Luôn Bền Đẹp?

6 Điều Cần Biết Trong Quy Trình Chống Thấm Cho Nhà Mới Xây

Quy định và cách tính mật độ xây dựng nhà phố

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!