Các loại móng nhà cơ bản cần phải biết khi xây nhà

Tham khảo các loại móng nhà cơ bản dành cho các chủ nhà đang có ý định xây nhà. Xem thêm kinh nghiệm xây nhà tại https://xaydungecohome.com/kinh-nghiem-xay-nha-ecohome

Các loại móng nhà thông thường và phổ biến trong xây dựng:

Móng nhà còn được gọi là móng nền hay nền móng, là yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu hay kỹ thuật nằm dưới cùng của một công trình xây dựng. Có chức năng chính là đảm nhiệm nhiệm vụ tải trọng của công trình chịu được sức đè nén và sức ép từ trọng lực của tầng lầu, khối lượng của công trình nhằm mang đến sự đảm bảo và chắc chắn cho công trình.

Các loại móng nhà phổ biến: 

Thông thường móng công trình được phân loại thành móng nông và móng sâu dựa vào độ cứng của nền đất. Trong xây dựng có 4 loại móng phổ biến hiện nay là:

1- Móng đơn:

Móng đơn hay móng cốc là loại móng có chi phí thi công rẻ tiền nhất, tiết kiệm nhất trong các loại móng. Tác dụng chịu lực của nó phục thuộc vào thành phần cấu tạo hoặc mác bê tông (nếu thi công dùng móng BTCT). Móng đơn được sử dụng phía dưới chân của cột nhà, cột sảnh, mố trụ…

Móng đơn nằm riêng lẻ trên mặt đất. Hình dạng của chúng có thể là vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn… Móng đơn có giới hạn chịu lực ở mức trung bình và thường được dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ.

Các loại móng nhà

2- Móng băng:

Đây là loại móng được dùng phổ biến trong các công trình dân dụng. Bởi vì chúng dễ thi công và giá thành thi công ở mức vừa phải. Đồng thời khả năng chịu lực, chịu lún của móng khá đồng đều.

Hình dạng của móng là dạng dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tường song song hoặc giao cắt tạo hình ô bàn cờ. Đối với nền đất yếu, lún không đều thì ngoài việc đầm chặt đất thì người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng lên tới tường chắn mái.

Các loại móng nhà

Chỉ nên dùng móng băng khi chiều rộng móng đối đa khoảng < 1,5m. Nếu lớn hơn 1,5m thì nên sử dụng các loại móng khác, ví dụ là móng bè để xây dựng nhà. Chú ý, nếu cấu tạo móng băng làm nhà không hợp lý thì có thể gây ra hiện tượng lún lệch nhiều hơn dùng móng đơn.

3- Móng bè:

Móng bè được gọi là móng toàn diện, là loại móng nông và được thiết kế sử dụng chủ yếu ở những nơi có nền đất yếu, có sức đề kháng yếu dù có nước hay không có nước, hoặc do yêu cầu kết cấu của công trình bên dưới là tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa, hồ bơi. 

Đây được xem như là loại móng an toàn và được áp dụng nhiều bởi nó là một phương pháp an toàn và có hiệu quả cao trong việc phân bố đều về trọng lượng, giúp tránh hiện tượng sụt lún. Đặc biệt, đều được triển khai thành bản vẽ hoàn chỉnh cho nhà 2 tầng hoặc đại loại như vậy.

Các loại móng nhà

4- Móng cọc:

Móng cọc là phương pháp thi công móng xuống tầng đất sâu. Tải trọng của công trình sẽ được truyền xuống tận lớp đất, sỏi đá cứng nằm ở dưới sâu. Cấu tạo móng gồm 2 phần là cọc và đài cọc. Phần cọc có thể đóng, hạ những cây cọc cỡ lớn xuống sâu. Nhờ đó mà làm tăng khả năng chịu lực lớn cho móng công trình.

Cọc tre, cọc tràm ở Việt Nam đã được sử dụng từ xưa như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng nhà. Ngày nay thì cọc bê tông cốt thép là loại được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất. Thi công móng cọc nhanh gọn và khả năng chịu tải cực tốt. Tuy nhiên cần kĩ thuật cao và trang thiết bị hiện đại.

Các loại móng nhà

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các loại móng nhà:

1- Tải trọng của công trình:

Đây là yếu tố quan trọng nhất của móng nhà, Tải trọng công trình sẽ là tổ hợp của nhiều tác động như: Khối lượng đồ trong nhà, nội thất, con người, gió, … và trọng lượng công trình. Số tầng nhà mà càng cao thì tải trọng càng lớn. Nhà có kết cấu bê tông cốt thép sẽ có tác động lớn hơn nhà xây gạch, hoặc nhà lắp ghép.ng càng lớn. Cùng với đó, nhà có kết cấu bê tông cốt thép sẽ có tác động lớn hơn nhà xây gạch hoặc kết cấu thép lắp ghép.

2- Đặc điểm của nền đất:

Tùy vào mỗi địa phương sẽ có các loại đất nên như: đất sét, đất cát, đất rời,… và đặc tính khác nhau. Khi tiến hành khảo sát địa chất phải đặc biệt chú ý tới đặc điểm của lớp đất nền, cao độ nước ngầm, chiều dày lớp đất và loại đất, khả năng chịu tải của nền đất theo độ sâu.

3- Kết cấu móng nhà của các công trình lân cận:

Có thể dựa vào các công trình lân cận, có đặc điểm nền đất kết cấu tương đồng, điều kiện địa chất giống nhau, kiểu dáng và kết cấu giống nhau thì bạn có thể tham khảo giải pháp thi công móng của ác công trình đã xây trước đó để áp dụng cho nhà mình.

4- Chi phí làm móng nhà:

Để tính chi phí móng nhà chúng ta cần phải xác định :

  • Diện tích làm móng nhà. Tùy theo thiết kế nhà, thông thường diện tích xây dựng móng sẽ dao động từ 50-70% diện tích xây dựng tầng 1. Nếu có tầng hầm thì diện tích sẽ bằng 200% diện tích xây dựng.
  • Báo giá xây dựng khu vực công trình mình định xây: Bao gồm phần nhân công+ vật tư để hoàn thiện phần móng

Cũng có thể xác định chi phí xây dựng móng nhà bằng công thức sau:

  • Chi phí làm móng băng 1 phương = 50% * diện tích xây dựng * ĐGXDPT
  • Chi phí làm móng băng 2 phương = 70% * diện tích xây dựng * ĐGXDPT
  • Chi phí làm móng cọc = (250.000đ * số lượng cọc * chiều dài cọc) + (nhân công ép cọc: 15-20.000.000đ) + (hệ số đài móng: 0.2 * diện tích xây dựng * ĐGXDPT)

Để tham khảo thêm các kiến thức thi công xây dựng khác:

Hướng dẫn chống nóng cho nhà hướng tây

Chi phí xây nhà và quản lý phát sinh khi xây nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!